Tin hoạt động Viện cấp cao

Tổ chức lớp Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết một số vụ án dân sự về tranh chấp đất đai, thừa kế, chia tài sản sau ly hôn, hôn nhân có yếu tố nước ngoài

(13/10/2020) | 0

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 220/VC1-KH ngày 04/8/2020 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc “Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát”; sau thành công của hai lớp bồi dưỡng về kỹ năng kiểm sát giải quyết án hình sự và án hành chính trước đó, ngày 08/10/2020, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tổ chức Lớp bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết một số vụ án dân sự về tranh chấp đất đai, thừa kế, chia tài sản sau ly hôn, hôn nhân có yếu tố nước ngoài.


Tham dự và chỉ đạo Lớp học có đồng chí Nguyễn Quang Thành -Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội, các đồng chí Phó Viện trưởng: Phạm Thị Minh Yến, Phạm Văn Hòa, cùng toàn thể công chức trong đơn vị.


Đồng chí Nguyễn Quang Thành-Viện trưởng phát biểu chỉ đạo tại Lớp học

 

Tham gia giảng dạy tại Lớp học là các đồng chí Kiểm sát viên cao cấp có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình: đồng chí Phạm Văn Hòa – Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội phụ trách Viện 2; đồng chí Vũ Quang Huy – Viện trưởng Viện 2 và đồng chí Đỗ Văn Hữu – Phó Trưởng phòng thuộc Viện 2. Ngoài ra, còn có Tổ tư vấn là các đồng chí trong Ban Chỉ đạo tổ chức Lớp học.

Đồng chí Đỗ Văn Hữu với bài giảng về kỹ năng giải quyết án “Tranh chấp thừa kế”

Đồng chí Phạm Văn Hòa với bài giảng về kỹ năng giải quyết án “Ly hôn”

Đồng chí Vũ Quang Huy với bài giảng về kỹ năng giải quyết án “Tranh chấp đất đai”

Các tình huống được giảng viên đưa ra bàn, thảo luận là những vụ án đã phát sinh trong thực tiễn như: Vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn anh Lê Văn Tiến và bị đơn anh Lê Văn Điện; vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” giữa nguyên đơn bà Trần Thị Hiền và bị đơn bà Trần Thị Sen; vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn cụ Nguyễn Văn Lạc và bị đơn ông Nguyễn Quang; vụ án “Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự và yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu” giữa nguyên đơn ông Phạm Văn Chín và bị đơn bà Nguyễn Thị Thức; vụ án “Ly hôn” giữa ông Vương Duy Trọng và bà Phí Thị Ánh Tuyết… Đây là những vụ án khó, đã qua nhiều cấp xét xử và nhiều lần hủy án, có nhiều quan điểm khác nhau. Bởi vậy, các vấn đề của vụ án đã được các học viên thảo luận rất sôi nổi và đưa ra nhiều căn cứ để bảo vệ quan điểm của mình. Trong quá trình thảo luận tại Lớp học, các giảng viên và Tổ tư vấn đã tận tình giải đáp từng thắc mắc của các học viên, phân tích từng quan điểm cụ thể để các học viên hiểu sâu sắc hơn về những căn cứ và phương hướng giải quyết của vụ án, từ đó tiếp thu được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn giải quyết án sau này, như: cách xác định và chia tài sản chung, công nợ chung, giao con chung khi giải quyết các vụ án ly hôn, cách xác định di sản thừa kế và những người được hưởng di sản thừa kế và một số kỹ năng giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai…


 

Buổi học đạt chất lượng và hiệu quả cao, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ nhằm phục vụ thiết thực cho sự phát triển của cơ quan.


 

Hy vọng trong thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiếp tục tổ chức nhiều lớp học như trên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức trong đơn vị.


                                                          Bài và ảnh: Bùi Ninh – Hoàng Long



 

Tin liên quan:

Trang: 1/10
Chuyển đến: