Tin hoạt động ngành kiểm sát
phần I- sự ra đời của viện kiểm sát nhân dân
PHẦN I- SỰ RA ĐỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Ngày
02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một quốc gia có chủ
quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Bản Tuyên ngôn độc lập là văn
bản pháp lý đầu tiên vô cùng quan trọng, đặt nền móng để bảo vệ nền độc lập,
củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng các thiết chế, trong đó có các cơ quan
tư pháp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tiền
thân của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Công tố. Thời kỳ đầu, chức danh Công
tố ủy viên và hoạt động công tố nằm trong hệ thống Toà án nhưng độc lập với
hoạt động xét xử của Tòa án. Hoạt động công tố thời kỳ này gồm: Chỉ đạo điều
tra, trực tiếp điều tra một số loại tội phạm; quyết định việc truy tố; buộc tội
bị cáo trước tòa; kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án và giám sát việc
chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ, cải tạo và thi
hành án; tham gia trong một số loại việc dân sự quan trọng để bảo vệ lợi ích của
Nhà nước và lợi ích xã hội.
Đến năm 1958, chức
danh Công tố ủy viên và hoạt động công tố được tách ra khỏi hệ thống Tòa án,
trở thành hệ thống cơ quan Viện công tố trực thuộc Chính phủ. Hệ thống Viện
công tố ở các địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng
trực thuộc, vừa chịu sự lãnh đạo của Viện công tố cấp trên về chuyên môn,
nghiệp vụ; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính cùng cấp. Hệ thống
Viện công tố được tổ chức thành bốn cấp, phù hợp với hệ thống Tòa án, bao gồm:
Viện công tố Trung ương; Viện công tố phúc thẩm được tổ chức ở các khu vực: Hà
Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; Viện công tố
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện công tố khu đặc biệt Hồng
Quảng, Viện công tố khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện công tố cấp huyện (các huyện,
thị trấn lớn và tương đương) và Viện công tố quân sự các cấp. Viện công tố có
chức năng, nhiệm vụ: Điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm tội; giám
sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra, xét xử, thi hành các bản án
về hình sự, dân sự; giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham gia tố tụng trong
những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Vào những năm đầu
thập niên 60 của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới:
Miền Bắc tập trung củng cố, cải tạo xã hội chủ nghĩa và tiến hành công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng, thống nhất
nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả
nước. Trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa, cải cách
bộ máy nhà nước ta, thì việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân trở thành yêu cầu
khách quan, tất yếu. Xuất phát từ bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức Nhà nước, Quốc hội là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin về pháp
chế thống nhất (theo Lênin pháp chế là phải thống nhất và để đấu tranh có hiệu
quả với chủ nghĩa cục bộ địa phương thì phải thành lập cơ quan Viện kiểm sát có
quyền và phận sự làm một việc là “bảo đảm cho pháp chế được hiểu biết thống
nhất và thông suốt trong toàn nước cộng hòa, bất kể những đặc điểm của địa
phương và sự can thiệp của nhà chức trách địa phương”), học tập kinh nghiệm
quốc tế, kế thừa kinh nghiệm tổ chức hoạt động cơ quan Công tố trong những năm
đầu của công cuộc kháng chiến kiến quốc, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận chế
định Viện kiểm sát nhân dân, trong đó xác định vị trí, chức năng và các nguyên
tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt
Nam, cụ thể: Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa
phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân
địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền trong phạm vi do luật định. Viện
kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp
trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, ngày 15/7/1960,
tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông
qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 20-LCT công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã
quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành
quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo các
nguyên tắc chung của bộ máy Nhà nước ta, đồng thời có một nguyên tắc đặc thù là
tập trung thống nhất, lãnh đạo trong ngành. Việc xác định vị trí, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và nguyên tắc tổ chức theo hệ thống dọc của
Viện kiểm sát nhân dân là một bước tiến mới bảo đảm cho việc thực hiện chế độ
pháp chế thống nhất trong lịch sử nước ta.
Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1960 là cơ sở pháp lý quan trọng đánh dấu sự ra đời của
hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta và kể từ đó,
ngày 26/7 hằng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân.
Cũng tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã
bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tin liên quan:
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự Hội thao ngành Kiểm sát nhân dân “ Cúp Báo Bảo vệ pháp luật lần thứ XII” năm 2023
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự hội thao ngành Kiểm sát nhân dân “ cúp báo bảo vệ pháp luật lần thứ XI” năm 2022
- Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội với Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
- Chi đoàn Viện 4 - Viện cấp cao 1 mang yêu thương đến với các bệnh nhi ngày giáp Tết
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự Hội thao kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2020) tại thành phố Đà Nẵng
- Đề cương tuyên truyền 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân
- phần II- viện kiểm sát nhân dân thời kỳ 1960 - 1986
- phần III- viện kiểm sát nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp (từ năm 1987 đến nay)
- phần IV - khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của viện kiểm sát quân sự
- phần V - những thành tựu nổi bật và bài học kinh nghiệm của ngành kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát nhân dân
- Kháng nghị một phần bản án, đề nghị giám đốc thẩm vụ Vũ ‘nhôm’
- Lấy phiếu tín nhiệm để tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao
- VKSND tối cao và các VKSND cấp cao triển khai công tác Quý IV/2019
- Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên đối với các tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phụ nữ và trẻ em
- Đồng chí Nguyễn Quang Thành, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Kế hoạch thi tuyển Kiểm sát viên năm 2019
- Thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập ngành KSND
- Quán triệt, triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân
- Đảng bộ VKSND tối cao tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 10 khóa XII