Tin hoạt động ngành kiểm sát
Kháng nghị một phần bản án, đề nghị giám đốc thẩm vụ Vũ ‘nhôm’
Ngày 25-9, Viện KSND tối cao ra quyết
định kháng nghị một
phần bản án phúc thẩm vụ hai cựu thứ trưởng Bộ Công an "giúp" Phan
Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") thâu tóm 7 dự án nhà, đất công sản. Bản án được TAND cấp cao tại
Hà Nội ban hành ngày 13-6.
Thiệt hại 1.160 tỉ hay chỉ 135
tỉ?
Nội dung kháng nghị liên quan đến phần xác
định giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của Vũ "nhôm" và đồng phạm
gây ra; phần kết luận các giao dịch liên quan đến 7 tài sản nhà nước là giao
dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu; phần nội dung ghi
thêm trong bản án in so với nội dung bản án đã tuyên tại phiên phúc thẩm.
Viện KSND cho rằng bản án hình sự sơ thẩm
và phúc thẩm có những nhận định và kết luận về giá trị thiệt hại do hành vi
phạm tội của bị cáo Vũ và các đồng phạm gây ra cho Nhà nước là không có căn cứ
và không đúng pháp luật.
"Mục đích của bị cáo Vũ và các đồng
phạm là lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động đến những người có thẩm quyền
trong các cơ quan quản lý nhà nước để được chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản
lý, khai thác đối với 7 tài sản nhà nước sang cá nhân Vũ và các công ty của Vũ
không thông qua đấu giá theo các quy định của pháp luật", kháng nghị nêu.
Viện kiểm sát nhận định, trong thời gian
từ khi phạm tội đến khi khởi tố vụ án, giá trị của 7 nhà đất công bị Vũ thâu
tóm đã tăng gấp 10 lần.
Vì vậy, thiệt hại do hành vi phạm tội của
Vũ và đồng phạm gây ra phải được xác định không chỉ là những ưu đãi về giá, hệ
số sinh lợi với các khu nhà, đất công sản này mà còn bao gồm thiệt hại vì Nhà
nước mất đi quyền khai thác, quản lý, sử dụng, giá trị tăng thêm của các tài
sản này…
Từ những căn cứ trên, kháng nghị cho rằng
viện kiểm sát cấp sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ vào kết luận giám định xác định
giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của Vũ và đồng phạm gây ra tại thời điểm
khởi tố vụ án gần 1.160 tỉ đồng là có cơ sở, phù hợp với mục đích, bản chất,
diễn biến hành vi phạm tội của các bị cáo.
Việc tòa án cấp sơ thẩm chỉ xác định thiệt
hại cho Nhà nước tại thời điểm phạm tội là hơn 135 tỉ đồng là chưa đánh giá
đúng bản chất thực tế cũng như hậu quả các bị cáo gây ra cho Nhà nước và xã
hội.
Tòa phúc thẩm không nhận định, đánh giá
hậu quả thiệt hại của hành vi phạm tội mà bị cáo Vũ và đồng phạm đã gây ra, mà
lại xác định số tiền hơn 135 tỉ đồng là không đúng với chứng cứ, tài liệu có
trong hồ sơ vụ án.
Vũ “nhôm" cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Công an và đồng
phạm tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: T. HOÀNG
Kháng nghị cũng cho rằng không có căn cứ
để kết luận các giao dịch liên quan đến 7 tài sản nhà nước là hợp đồng dân sự
(vô hiệu) như quyết định của bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Hà
Nội.
"Xét về bản chất thì việc lợi dụng
danh nghĩa "công ty bình phong" của Tổng cục V, Bộ Công an tác động
đến những người có thẩm quyền tại TP Đà Nẵng, TP.HCM để được giao đất, cho thuê
đất và sau đó chiếm hưởng, khai thác, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật
để thu lợi chính là phương thức, thủ đoạn phạm tội của bị cáo Vũ và đồng phạm,
hoàn toàn không phải là các giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi các quy định
pháp luật dân sự như bản án phúc thẩm đã nêu", viện kiểm sát đưa ra phân
tích.
Đề nghị giám đốc thẩm
Kháng nghị còn chỉ ra, từ sai lầm trong
nhận định về việc chuyển giao 7 tài sản của Nhà nước cho Công ty Bắc Nam 79,
Công ty Nova Bắc Nam 79 là hợp đồng dân sự (vô hiệu) dẫn đến việc tòa án cấp
phúc thẩm quyết định buộc hai công ty này phải giao nộp lại 7 tài sản cho UBND
TP Đà Nẵng, UBND TP.HCM và Bộ Công an là không phù hợp các quy định về xử lý
tài sản là đối tượng phạm tội.
Viện kiểm sát cũng tiến hành xác minh theo
thủ tục giám đốc thẩm và nhận thấy tòa án cấp phúc thẩm đã bổ sung nhiều nội
dung vào bản án in số 346/2019/HS-PT ngày 13-6 với nội dung bản án đã tuyên tại
hội trường xét xử.
Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy một phần bản án để xét xử
phúc thẩm lại những nội dung mà kháng nghị đã nêu theo hướng:
Xác định giá trị thiệt hại do hành vi phạm
tội của bị cáo Vũ và các đồng phạm gây ra tại thời điểm khởi tố vụ án là gần
1.160 tỉ đồng.
Quyết định tịch thu, trả lại tài sản cho
Nhà nước và giao cho UBND TP Đà Nẵng, UBND TP.HCM thu hồi, quản lý và xử lý
theo quy định của pháp luật đối với 6 tài sản nhà nước, gồm: nhà, đất số 319 Lê
Duẩn (Đà Nẵng); diện tích 3.264m2 đất tại đường Ngô Quyền (Đà Nẵng); nhà, đất tại số
16 Bạch Đằng (Đà Nẵng); dự án Vệt du lịch ven biển từ Vegas Resort đến khu du
lịch Bến Thành Non Nước, đường Trường Sa (TP Đà Nẵng); nhà, đất tại số 15 Thi
Sách (Q1) và nhà, đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực (Q1), TP.HCM.
Giao Bộ Công an phối hợp với UBND TP.HCM
báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ biện pháp thu hồi tài sản nhà, đất tại số
129 Pasteur (Q.3, TP.HCM), bảo đảm không thất thoát tài sản nhà nước, đồng thời
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho những người có liên quan.
Trước đó, ngày 13-6,
HĐXX cấp phúc thẩm bác kháng cáo của bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tuyên y án 15 năm
tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tòa cũng bác kháng cáo
xin hưởng án treo của cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành, tuyên y án 30
tháng tù. Cựu thứ trưởng Trần Việt Tân bị tuyên y án 36 tháng tù.
Tòa chấp nhận một phần kháng cáo, sửa một phần bản án sơ
thẩm đối với hai bị cáo Phan Hữu Tuấn, cựu đại tá, phó cục trưởng thuộc Tổng
cục V và Nguyễn Hữu Bách, cựu phó cục trưởng B61. Bị cáo Tuấn bị tuyên phạt 4
năm tù (giảm 1 năm so với bản án sơ thẩm) và bị cáo Bách bị tuyên 3 năm 6 tháng
tù (giảm 1 năm 6 tháng so với bản án sơ thẩm
Thái Hưng ST- nguồn báo tuổi trẻ
Tin liên quan:
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự Hội thao ngành Kiểm sát nhân dân “ Cúp Báo Bảo vệ pháp luật lần thứ XII” năm 2023
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự hội thao ngành Kiểm sát nhân dân “ cúp báo bảo vệ pháp luật lần thứ XI” năm 2022
- Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội với Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
- Chi đoàn Viện 4 - Viện cấp cao 1 mang yêu thương đến với các bệnh nhi ngày giáp Tết
- Đoàn thể thao Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham dự Hội thao kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2020) tại thành phố Đà Nẵng
- Đề cương tuyên truyền 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân
- phần I- sự ra đời của viện kiểm sát nhân dân
- phần II- viện kiểm sát nhân dân thời kỳ 1960 - 1986
- phần III- viện kiểm sát nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp (từ năm 1987 đến nay)
- phần IV - khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của viện kiểm sát quân sự
- phần V - những thành tựu nổi bật và bài học kinh nghiệm của ngành kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát nhân dân
- Lấy phiếu tín nhiệm để tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao
- VKSND tối cao và các VKSND cấp cao triển khai công tác Quý IV/2019
- Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên đối với các tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phụ nữ và trẻ em
- Đồng chí Nguyễn Quang Thành, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Kế hoạch thi tuyển Kiểm sát viên năm 2019
- Thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập ngành KSND
- Quán triệt, triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân
- Đảng bộ VKSND tối cao tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 10 khóa XII