Thông báo rút kinh nghiệm về vi phạm trong việc ban hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Thông
qua công tác kiểm sát việc giải quyết đề nghị xem xét lại đối với Quyết định
tuyên bố doanh nghiệp phá sản số 01/2019/QĐ-TBPS ngày 10/4/2019 của Tòa án nhân
dân tỉnh B, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhận thấy có một số vi phạm,
cần thông báo để rút kinh nghiệm.
1.
Nội dung vụ việc
Tổng
công ty RQ (Chủ nợ không có bảo đảm) là đối tác ký Hợp đồng cung cấp lọ thủy
tinh các loại và nắp lọ cho Công ty VN để gia công dưa chuột muối. Thành phẩm sau
gia công được giao cho Tổng công ty RQ tiêu thụ. Thực hiện Hợp đồng, Tổng công
ty RQ đã nhiều lần giao lọ, nắp lọ cho Công ty VN. Hai bên đã nhiều lần thực hiện
kiểm kê xác định số lọ, nắp lọ Công ty VN đã nhận sử dụng và xác nhận nợ. Lần
cuối cùng xác nhận nợ là ngày 09/01/2014, Công ty VN xác nhận còn nợ số lọ thủy
tinh và nắp trị giá 801.309.017 đồng chưa thanh toán và cam kết trả cho Tổng
công ty RQ trước ngày 31/01/2014. Tuy nhiên sau đó Công ty VN không thanh toán
được cho Tổng công ty RQ vì đã mất khả năng thanh toán.
Ngày
30/7/2014, Tòa án nhân dân tỉnh B (nơi Công ty VN đóng trụ sở) ban hành Thông
báo thụ lý đơn của Tổng công ty RQ yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty
VN. Quá trình sau đó, Tòa án đã ban hành Quyết định mở thủ tục phá sản, Nghị
quyết hội nghị chủ nợ, Quyết định về việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh,…Ngày 10/4/2019, ban hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản số
01/2019/QĐ-TBPS, tuyên bố phá sản đối với Công ty VN.
Ngày
15/4/2019 và 22/4/2019, Công ty VN và Người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham
gia thủ tục phá sản là Ngân hàng có đơn đề nghị xem xét lại Quyết định tuyên bố
phá sản nêu trên.
2. Những vi phạm cần rút kinh nghiệm
Thứ
nhất, về xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết yêu cầu tuyên bố
doanh nghiệp phá sản:
Sau
khi nhận được Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở phủ tục phá sản, ngày 14/8/2014,
Công ty VN đã có Văn bản gửi Tòa án nhân dân tỉnh B, nội dung: Công ty VN do bị Công ty Xuất nhập khẩu TH ở
Mỹ Đình – Hà Nội lừa đảo thông qua một Hợp đồng ủy thác mua máy móc thiết bị,
sau đó không nhận được máy móc thiết bị cũng như không được nhận lại tiền dẫn đến
phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán...
Mặc
dù nhận được thông tin nêu trên, nhưng Thẩm phán được phân công tiến hành thủ tục
phá sản đã không tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để xác định nguyên nhân Công
ty VN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến không có căn cứ áp dụng
các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của Công ty VN trong quá trình xem
xét mở thủ tục phá sản, vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Phá sản 2014.
Bên
cạnh đó, cũng theo Văn bản báo cáo của Công ty VN, có thời điểm Công ty VN ký Hợp
đồng lao động với trên 60 người lao động (có gửi cho Tòa án nhân dân tỉnh B Danh
sách cán bộ nhân viên của Công ty). Tuy nhiên, Thẩm phán cũng không tiến hành
xác minh, thu thập tài liệu về những vấn đề liên quan đến người lao động như
các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các
quyền lợi khác của người lao động theo các hợp đồng lao động đã ký với Công ty
VN…
Ngoài
ra, Cục thuế tỉnh B cũng có Văn bản xác định Công ty VN chưa hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước, nhưng không nêu cụ thể số tiền nợ thuế. Vấn đề này cũng
không được Thẩm phán xác minh làm rõ.
Do
không xác minh làm rõ các vấn đề trên nên nội dung Quyết định tuyên bố phá sản nêu
không đầy đủ, không cụ thể về nghĩa vụ tài sản của Công ty VN cũng như thứ tự
phân chia tài sản. Trong Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án
nhân dân tỉnh B chỉ nêu chung chung: Phân chia tài sản sau
khi có quyết định tuyên bố phá sản: Thực hiện phân chia theo quy định tại Điều
54 Luật phá sản (cỏ danh sách chủ nợ của Công ty VN kèm theo quyết định
này). Việc tuyên bố chung chung,
không cụ thể như vậy đã vi phạm quy định tại
điểm b, d khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, gây khó khăn, bất cập cho việc thi hành Quyết định.
Tại
Điều 54 Luật Phá sản 2014 đã quy định cụ thể về thứ tự phân chia tài sản khi
tuyên bố phá sản doanh nghiệp như sau: “1.
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: a) Chi phí phá sản; b) Khoản nợ
lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động,
quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ
có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán
nợ”.
Thứ
hai, về xử lý đối với khoản nợ có bảo đảm:
Theo
quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản 2014: Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2
Điều này được thực hiện như sau: a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập
trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán
bằng tài sản bảo đảm đó; b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh
toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì
phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Trong
vụ việc này, Ngân hàng A là Chủ nợ có bảo đảm (theo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng
thế chấp tài sản được lập từ năm 2010 giữa Ngân hàng A với Công ty VN). Sau nhiều lần cam kết trả nợ
nhưng không thực hiện được, Công ty VN đã giao tài sản thế chấp là nhà xưởng của
Công ty cho Ngân hàng A để xử lý thu hồi nợ, thời điểm giao tài sản trước khi
Tòa án nhân dân tỉnh B thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty
VN. Quá trình giải quyết vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản, Ngân hàng A có đề
nghị được thanh toán nợ bằng tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 53 Luật Phá
sản 2014 là có căn cứ. Tuy nhiên yêu cầu này của Ngân hàng A không được Tòa án
nhân dân tỉnh B chấp nhận. Trong Quyết định tuyên bố phá sản không áp dụng Điều
53 Luật Phá sản 2014 theo yêu cầu của Chủ nợ có bảo đảm là vi phạm pháp luật
phá sản, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
Thứ
ba, Quyết định mở thủ tục phá sản
thiếu
nội dung về quyền được đề nghị xem xét lại và quyền kháng nghị đối với Quyết
định mở thủ tục phá sản:
Theo
quy định tại Điều 44 của Luật phá sản 2014: Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ
tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định
mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Tòa án nhân dân tỉnh B
ban hành Quyết
định mở thủ tục phá sản số 01/2014/QĐ-MTTPS ngày 03/9/2014 “về việc mở
thủ tục phá sản đối với Công ty VN”. Tuy nhiên, trong Quyết định này không có nội dung
thông báo về quyền được đề nghị xem xét lại Quyết
định mở thủ tục phá sản của người tham gia thủ tục phá sản và quyền được kháng nghị Quyết định mở thủ tục phá sản của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B. Như vậy là vi phạm
quyền của những người tham gia thủ tục phá sản và quyền của Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp khi thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Nhận thấy việc giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh
B có nhiều vi phạm, tại phiên họp giải quyết đơn đề nghị xem xét lại đối với
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản số
01/2019/QĐ-TBPS ngày 10/4/2019, Đại diện
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị và đã được Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội chấp nhận hủy Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản nêu
trên, giao Hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh B giải quyết lại theo quy định của
pháp luật.
Bài viết: Thủy Bùi (Viện 4VC1)
Thông báo khác:
-
Công khai dự toán ngân sách năm 2025 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
-
Công khai về việc trích lập Qũy dự phòng ổn định thu nhập năm 2024
-
Công khai Dự toán NSND năm 2024 được giao bổ sung và tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ô tô và tài sản cố định khác của VKSND cấp cao tại Hà Nội ( phần 2 )
-
Công khai Dự toán NSND năm 2024 được giao bổ sung và tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng ô tô và tài sản cố định khác của VKSND cấp cao tại Hà Nội ( phần 1 )
-
kết quả chấm phúc khảo bài thi (vòng 2) kỳ thi tuyển công chức của VKSND cấp cao tại Hà Nội năm 2024
-
Thông báo kết quả thi tuyển công chức kỳ tuyển dụng của VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND Bắc Kạn (Vòng 2)
-
Thông báo về việc thi tuyển công chức tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND tỉnh Bắc Kạn (Vòng 2)
-
Kết quả thi tuyển công chức kỳ tuyển dụng công chức của VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, VKSND tỉnh Bắc Kạn năm 2024 (vòng 1) và hướng dẫn các thủ tục phúc khảo
-
Sáng kiến “Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại – Thực trạng và giải pháp kiến nghị” và hiệu quả áp dụng trong thực tiễn
-
Công khai sô liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán Ngân sách Qúy III năm 2024 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
-
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Hà Nội
-
Danh sách kèm theo thông báo lịch thi tuyển công chức 2024
-
Thông báo lịch thi tuyển công chức
-
Thông báo về việc bổ sung chỉ tiêu công chức nghiệp vụ Kiểm sát tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
-
Công khai số liệu cắt giảm 5% dụ toán chi thường xuyên năm 2024 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
-
Danh sách kèm theo thông báo số 367/TB-VC1 ngày 23 tháng9 năm 2024
-
Thông báo về việc thực hiện công tác sơ tuyển đối với các thí sinh đăng ký dự thi công chức tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội năm 2024
-
Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách quý II năm 2024 của VKSND cấp cao tại Hà Nội
-
Công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội
-
Thông báo về việc bổ sung chỉ tiêu và điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký thi tuyển công chức công nghệ thông tin về an ninh, an toàn mạng năm 2024