Vấn đề bạn đọc quan tâm
Vướng mắc về áp dụng tình tiết định khung “Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc
Thời gian gần đây, cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, tội phạm sử dụng công nghệ cao làm công cụ,
phương tiện phạm tội, đặc biệt là để đánh bạc có chiều hướng gia tăng, quy mô rất
lớn, như: Vụ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cùng đồng bọn có hành vi “Đánh bạc”,
“Tổ chức đánh bạc” trực tuyến qua mạng Internet, lôi kéo hàng triệu người tham
gia, với số tiền dùng để đánh bạc lên đến hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình trật tự trị an xã hội, làm nhiều gia đình thiệt hại nặng về
kinh tế, vợ chồng ly hôn; tội phạm trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, giết người, tín
dụng đen… gia tăng để kiếm tiền đánh bạc, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Để
xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với hành vi “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc”,
đặc biệt là hành vi “Sử dụng mạng
Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” theo quy định tại khoản 2 Điều 321, Điều
322 Bộ luật hình sự năm 2015, đòi hỏi các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán phải có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng tình tiết này. Bởi thực
tiễn quá trình điều tra truy tố, xét xử, không ít địa phương, cơ quan, đơn vị,
cá nhân còn có quan điểm khác nhau khi áp dụng tình tiết “Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để phạm tội” để giải quyết đối
với từng vụ án cụ thể.
Những
vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật về nội dung nêu trên chưa được Ủy
ban Thường vụ Quốc hội hay liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn tháo gỡ. Một
số Tòa án địa phương đã có văn bản hỏi xin ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao. Tại
Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 04/09/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn
về nội dung này như sau:
Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng
viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2
Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng
Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc
trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng Internet,
mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện
để liên lạc với nhau ( ví dụ: Nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo,
viber... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các
trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp
“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để
phạm tội”, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 232 Bộ
luật hình sự.
Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối
cao để các tòa án nghiên cứu bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử.
Thiết
nghĩ, Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 04/9/2018 của Tòa án nhân dân tối cao mặc
dù không phải là văn bản pháp quy nhưng nội dung hướng dẫn có yếu tố hợp lý.
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền, chúng ta nên
tham khảo hướng dẫn tại Văn bản này để vận dụng vào thực tiễn, bảo đảm sự thống
nhất trong hoạt động truy tố và xét xử.
Tin liên quan:
- Cho vay trái phép từ quỹ bảo hiểm xã hội - về xử lý nợ vay khi tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp vay vốn và trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự
- Phim tài liệu kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam
- Những dấu mốc trưởng thành của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Giới thiệu “Tuyển tập thông báo rút kinh nghiệm và kiến nghị nghiệp vụ của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (từ năm 2015 đến năm 2018)”
- Nhận diện vi phạm tín dụng: Lấp lỗ hổng pháp lý và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 4: Sự cám dỗ của “miếng bánh” ngân hàng
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 3:Trách nhiệm bên thứ ba liên quan
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 2:Tranh chấp trong tín dụng ngân hàng - Muôn hình vạn trạng
- Nhận diện vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng
- Một số điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong giai đoạn thực hành quyền công tố, KSXX phúc thẩm các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
- Giải quyết án kiện hành chính rất cần sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của người bị kiện
- ĐIỆN BIÊN PHỦ KHÔNG CHỈ LÀ ĐIỂM HẸN HÒA BÌNH MÀ CÒN CÓ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI
- Cần bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
- Bàn về thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
- HÀNH TRÌNH MINH OAN CHO NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI NHƯNG 3 LẦN BỊ KẾT ÁN