Vấn đề bạn đọc quan tâm
Nhận diện vi phạm tín dụng: Lấp lỗ hổng pháp lý và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng
Thời gian qua, trong nhiều vụ án hình sự và các vụ tranh chấp dân
sự, kinh doanh thương mại trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, các đối tượng vi
phạm thường sử dụng phương thức, thủ đoạn tinh vi...
Thời gian qua, nhiều vụ vi pham trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đã xảy ra. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN
Tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đa số là những người có
trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, khả năng che giấu tội phạm tinh vi, lợi dụng cơ
chế chính sách, khe hở của pháp luật, sử dụng thủ đoạn nghề nghiệp để phạm
tội.
Trong khi đó, năng lực, trình độ chuyên môn cũng như trách
nhiệm của một bộ phận cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong giải
quyết các vụ án tín dụng ngân hàng vẫn còn hạn chế, không bảo vệ kịp thời quyền
và lợi ích chính đáng của đương sự.
Tìm kiếm giải pháp để hạn chế tình trạng vi phạm trong lĩnh
vực tín dụng ngân hàng đòi hỏi cần được tiến hành đồng bộ từ nhiều phía: Hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát tại các tổ chức tín
dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Hoàn
thiện hệ thống pháp luật
Bộ
luật Hình sự và Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành nhưng nhiều quy
định vẫn chưa có hướng dẫn, nhất là các điểm mới của Bộ luật Dân sự về biện pháp
bảo đảm, đăng ký, thế chấp tài sản bảo đảm, đang có sự mâu thuẫn giữa các văn
bản pháp luật.
Do đó, cần rà soát, ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi Luật,
văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật,
tháo gỡ các vướng mắc cho ngân hàng cũng như cơ quan tiến hành tố tụng khi áp
dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp hoặc xử lý tội phạm phát sinh trong
lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Ông Lại Hữu Phước (Trưởng ban Kiểm tra nội bộ, Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank) cho biết: Trên thực tế,
thời gian điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng thường kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến việc xử lý, thu hồi nợ vay bị
chậm, trong khi phần dân sự trong bản án hình sự có thể được xem xét giải quyết
trước để các tổ chức tín dụng xử lý, thu hồi nợ.
Một số tài sản bảo đảm đang trong quá trình điều tra vụ án
hoặc liên quan đến vụ án hình sự khác nên bị phong tỏa, ngân hàng không thể đưa
ra bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, trong khi quá trình điều tra vụ án đến
khi Tòa án ra phán quyết thường mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền
lợi chính đáng của ngân hàng, làm giảm giá trị tài sản bảo đảm khi ngân hàng
thu hồi được.
Trên cơ sở đó, kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành quy định thống nhất trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ của
ngân hàng. Đặc biệt, cần có cơ chế để ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị
định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 163 và Nghị quyết số 42/2017/QH14 về biện pháp thu giữ tài sản
đảm bảo. Khi xử lý tài sản đảm bảo thì việc định giá phải do tổ chức đánh giá
chuyên nghiệp thực hiện, cần quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chức
năng như UBND, Công an trong quá trình hỗ trợ ngân hàng thu hồi tài sản bảo
đảm.
Những sai sót bộc lộ trong hoạt động công chứng, chứng thực
lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cũng đòi hỏi Bộ Tư pháp cần chấn
chỉnh tổ chức hành nghề công chứng, cải cách thủ tục công chứng, chứng thực về
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đồng thời, cần có cơ chế cũng như tăng cường việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý để nắm được các tài sản đã được đăng ký giao
dịch bảo đảm hoặc đang được kê biên, tránh tình trạng một tài sản được thế chấp
ở nhiều tổ chức tín dụng mà các tổ chức này không biết hoặc tài sản đang bị thi
hành án nhưng vẫn mang đi thế chấp.
Vai
trò quản lý của các tổ chức tín dụng
Là một trong những địa bàn giải quyết khá nhiều các vi phạm
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, ông Tôn Thiện Phương (Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh Nghệ An) cho rằng cần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng; có cơ chế quản lý tài sản
của ngân hàng, cơ chế hoạt động cho vay, thế chấp tài sản chặt chẽ; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân
hàng thương mại cũng như công tác quản lý hệ thống ngân hàng thương mại.
Đồng thời, cần thường xuyên tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn
diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để các tổ
chức tín dụng cũng như các cơ quan tố tụng kịp thời rút kinh nghiệm và khắc
phục những sai sót tương tự. Đặc biệt, cần tăng cường đầu tư khoa học, công
nghệ nhằm nâng cao tính bảo mật trong các giao dịch thương mại điện tử, kịp
thời phát hiện các dấu hiệu xâm phạm trái phép vào tài khoản của ngân hàng và
bảo vệ tránh rủi ro cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cũng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ tín dụng ngân hàng kiện toàn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao; chú
trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, có biện
pháp xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ ngân hàng có vi phạm, cương quyết loại bỏ
cán bộ thiếu phẩm chất đạo đức, tha hóa, vụ lợi… nhằm giảm thiểu tối đa những
vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Đối với đặc thù hoạt động tín dụng ngân hàng, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Duy Giảng cho rằng, trong Bộ
luật Hình sự hiện hành vẫn có những quy định bất cập, gây khó khăn trong việc
xử lý vi phạm. Ngoài các quy định chung của pháp luật, vẫn phải áp dụng các quy
định nội bộ của các tổ chức tín dụng và phải qua Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Nếu như không áp dụng sẽ dễ dẫn đến việc bị bỏ lọt hành vi vi phạm.
Vài
năm gần đây, nhiều ngân hàng đã triển khai bộ phận kiểm tra nội bộ trong hoạt
động của mình. Thông qua bộ phận này, một số vụ việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về
đạo đức, rủi ro liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm hoặc các vấn đề có
ảnh hưởng đến rủi ro pháp lý đã được phát hiện, xử lý kịp thời.
Một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng bài bản bộ phận
kiểm tra nội bộ là Vietcombank với đặc thù kiểm tra nội bộ độc lập với các chi
nhánh nên khắc phục được bất cập mô hình tổ chức của kiểm tra giám sát tuân thủ
trước đây. Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách
để vận hành bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ; thực hiện các công tác phòng
ngừa rủi ro liên quan hầu hết các mảng nghiệp vụ; kiểm soát và phát hiện kịp
thời các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro do không tuân thủ quy định; đề xuất chấn chỉnh
và xử lý nghiêm những sai sót, vi phạm có thể dẫn tới rủi ro.
Thời
gian qua, trong nhiều vụ án hình sự và các vụ tranh chấp dân sự, kinh doanh
thương mại trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, các đối tượng vi phạm thường sử
dụng phương thức, thủ đoạn tinh vi, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách,
lợi dụng các quy định còn chưa chặt chẽ để thực hiện hành vi phạm tội hoặc sử
dụng các thủ đoạn nghiệp vụ để che giấu tội phạm.
Việc nhận diện những vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng sẽ góp phần giúp các cơ quan tố tụng nghiên cứu, rút kinh nghiệm, khắc
phục những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác điều tra, kiểm sát, xét xử các
vụ án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là một
kênh thông tin giúp các tổ chức tín dụng tham khảo, điều chỉnh, nâng cao biện
pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm phát sinh trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng./.
Văn Tuyến & Đình Đức ST
- Nguồn: Kim Anh/TTXVN
Tin liên quan:
- Cho vay trái phép từ quỹ bảo hiểm xã hội - về xử lý nợ vay khi tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp vay vốn và trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự
- Phim tài liệu kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam
- Những dấu mốc trưởng thành của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Giới thiệu “Tuyển tập thông báo rút kinh nghiệm và kiến nghị nghiệp vụ của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (từ năm 2015 đến năm 2018)”
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 4: Sự cám dỗ của “miếng bánh” ngân hàng
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 3:Trách nhiệm bên thứ ba liên quan
- Nhận diện vi phạm tín dụng- Bài 2:Tranh chấp trong tín dụng ngân hàng - Muôn hình vạn trạng
- Nhận diện vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng
- Một số điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong giai đoạn thực hành quyền công tố, KSXX phúc thẩm các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
- Giải quyết án kiện hành chính rất cần sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của người bị kiện
- ĐIỆN BIÊN PHỦ KHÔNG CHỈ LÀ ĐIỂM HẸN HÒA BÌNH MÀ CÒN CÓ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI
- Cần bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
- Vướng mắc về áp dụng tình tiết định khung “Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc
- Bàn về thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
- HÀNH TRÌNH MINH OAN CHO NGƯỜI KHÔNG PHẠM TỘI NHƯNG 3 LẦN BỊ KẾT ÁN